Về Khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên là môn học cầu nối của Tự nhiên - Xã hội, Khoa học ở Tiểu học và Vật lý, Hóa học, Sinh học ở Trung học phổ thông.
Khoa học tự nhiên là lĩnh vực nghiên cứu nhằm hiểu về tự nhiên và quy luật mà nó tuân theo. Nó bao gồm các môn học như vật lý, hóa học, sinh học và thiên văn học, giúp chúng ta khám phá và giải thích những hiện tượng xung quanh chúng ta.
Khoa học tự nhiên giúp chúng ta tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của vạn vật, từ những hạt nhỏ nhất trong nguyên tử cho đến sự hoạt động của hệ mặt trời.
Bằng cách sử dụng phương pháp khoa học, chúng ta có thể quan sát, thử nghiệm và lập luận dựa trên dữ liệu để hiểu về thế giới xung quanh chúng ta. Khoa học tự nhiên không chỉ giúp chúng ta giải thích các hiện tượng tự nhiên, mà còn tạo ra những ứng dụng thực tiễn và tiến bộ công nghệ.
Khi học và thực hiện các thí nghiệm trong lĩnh vực này, chúng ta phải tuân thủ quy tắc và phương pháp khoa học. Chính sự cẩn trọng, tính logic và sự chính xác trong quá trình nghiên cứu và thí nghiệm là những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công và chính xác của kết quả.
Khoa học tự nhiên không chỉ mở ra những cánh cửa mới cho sự hiểu biết của con người về vũ trụ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, bệnh tật và sự cải thiện cuộc sống của con người.
Từ việc khám phá những bí ẩn của vũ trụ đến việc tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của cơ thể con người, khoa học tự nhiên đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội và mang lại những đóng góp vô cùng quý giá cho cuộc sống của chúng ta.
Về Cơ học
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris nisi ut aliquip ex ea commodo consequat. Duis aute irure dolor in reprehenderit in voluptate velit esse cillum dolore eu fugiat nulla pariatur. Excepteur sint occaecat cupidatat non proident, sunt in culpa qui officia deserunt mollit anim id est laborum
Các bạn nhỏ, các bạn có lẽ đã quen thuôc với màu vẽ, hoặc thấy thợ quét sơn nhà. Màu vẽ các bạn thường dùng có lẽ là màu gốc nước. Màu vẽ hoặc màu sơn nhà thường phân chia theo gốc nước và gốc dầu.
Màu gốc nước hay màu gốc dầu?
Cách phân biệt đơn giản thứ nhì là cho màu vào nước, khuấy lên và chờ, chờ, chờ... đến lúc màu và nước có tan vào nhau hay tách ra.
Cách đơn giản thứ nhất, tôi không đề cập đến ở đây. Đó chính là đọc nhãn mác trên hộp màu 🤣
Tương tự như màu vẽ, chúng ta có các chất tan, và không tan trong nước.
Màu gốc dầu sẽ tan trong xăng, hoặc các dung môi dùng để hoà tan dầu.
Đường, muối, bột ngọt(mì chính), bột nở (baking soda) ... là những chất tan trong nước dễ tìm thấy ở bếp nhà bạn.
Dầu ăn, bột mì, bột năng, bột gạo ... là những chất không tan.
1. Nếu chất lỏng không tan trong nước, sau khi hoà trộn thì sẽ dần dần tách ra: chúng ta có hỗn hợp chất lỏng.
2. Nếu chất lỏng không tan trong nước, sau khi hoà trộn nhưng không tách rời: Chúng ta có nhũ tương.
3. Nếu chất rắn tan trong nước, chúng ta có dung dịch.
4. Nếu chất rắn không tan trong nước, khi chưa lắng đọng lại thì chúng ta có huyền phù.
Nói về huyền phù, có lẽ các bạn sẽ quen với một dạng huyền phù thường gặp. Rất nổi tiếng, đã lên phim, lên báo, đài nhiều lần. Đó chính là phù sa.
Sự tan của chất bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và áp suất. Thông thường, khi nhiệt độ tăng thì khả năng tan của chất được tăng theo. Tuy nhiên, có những chất lại ngược lại, nhiệt độ càng cao càng khó tan.
Thí nghiệm này chúng ta thí nghiệm về sự tan của dầu và đường trong nước.
Chuẩn bị:
- Bộ kit minilab (có hay không không quan trọng lắm🤣)
- Dầu ăn, muối, đường, bột mì... nói chung là bếp của mẹ có cái gì mình thí nghiệm cái đó.
- Nước
Tiến hành:
Trộn các nguyên liệu đó vào nước, khuấy đều và quan sát.
Cách tiến hành siêu đơn giản, chờ đợi mới mệt.
Các bạn có thể theo dõi video để xem thí nghiệm.
(Trong video này, chúng ta chỉ quan sát chất tan và chất không tan trong nước để tạo dung dịch hay hỗn hợp)