Cốc đốt có dung tích nhỏ, có mỏ để rót chất lỏng, phù hợp với thí nghiệm sử dụng đèn cồn, hoặc đong chất lỏng khi không yêu cầu độ chính xác quá cao. Khi cần độ chính xác nhỏ hơn 15ml, chúng ta sử dụng ống đong 50ml.
Đây là cốc có thể tích lớn nhất của bộ thí nghiệm Minilab.
Còi là dụng cụ dùng để tạo ra âm thanh khi thổi, bóp (còi xe), ấn (còi xe, còi điện ..)
Có rất nhiều loại còi, nhiều hình dáng, kích cỡ và mục đích sử dụng khác nhau. Chúng ta quen thuộc nhất có lẽ là còi như hình bên, còi các thầy thể dục hay dùng để thổi trong khi thi đấu.
Nếu bạn nào là tín đồ thể thao, các bạn sẽ thấy còi này xuất hiện mọi nơi, từ bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ ...
Còi này dùng 1 viên bi, khi không khí đi vào sẽ làm viên bi chuyển động, va đập vào thành của còi tạo âm thanh
Trọng tài Sato Ryuji đang thổi còi
Ngoài còi này ra, các bạn cũng có thể thấy còi bóp gắn xe đạp, gắn xe bán kem. Nguyên lý hoạt động của còi này lại khác, còi không sử dụng viên bi, thay vào đó là cơ cấu lưỡi gà, khi không khí thổi qua lưỡi gà sẽ sinh ra dao động để tạo âm thanh.
Còi bóp xe đạp
Hoặc, như còi xe máy, xe Ôtô, còi tàu ..., tất cả đều nhằm mục đích phát ra âm thanh để thông báo hoặc cảnh báo.
Minilab hiện sử dụng còi loại cơ bản nhất, truyền thống và quen thuộc nhất.
Con người phát minh ra điện vào thế kỷ thứ 19, và công tắc có lẽ cũng xuất hiện từ thời đó.
Công tắc, nó chỉ có một công dụng duy nhất: Đóng, ngắt dòng điện.
Cấu tạo của công tắc gồm 2 chân được kết nối vào dây điện. Phần bật/tắt bao gồm một thanh kim loại mỏng (thường bằng đồng), và một lò xo (lò xo nén hoặc lò xo lá). Phần này được bọc cách điện bằng nhựa tránh điện giật người sử dụng.
Số chân của công tắc có thể nhiều hơn (như công tắc 3 pha - công tắc đèn cầu thang). Nhưng, chúng cũng chỉ có khác về số lượng chân, còn cấu tạo và nguyên tắc hoạt động tương tự.
Chúng ta có rất nhiều loại công tắc, loại bật, loại nhấn, loại vặn... Như công tắc đèn (đa số là bật), công tắc máy tính (nhấn), công tắc quạt (hộp số - loại vặn). Ngoài ra, công tắc cũng có rất nhiều kích thước, như công tắc đơn, công tắc đôi, công tắc điện âm tường (dạng hạt công tắc) ...
Ở phạm vi bộ thí nghiệm Miniab, chúng ta sử dụng công tắc bật loại cơ bản này, công tắc này được sử dụng khá nhiều trong các dụng cụ nhỏ, đồ chơi ...
Đồng là một loại kim loại rất phổ biến. Đồng có đặc tính dẫn điện rất tốt, lại mềm dẻo nên được ứng dụng trong việc truyền dẫn điện.
Nếu nói riêng về tính dẫn điện, thì đồng chưa phải là kim loại dẫn điện tốt nhất, chúng ta có bạch kim (Pt - Platin), vàng (Au) hay bạc (Ag) ... đều dẫn điện tốt hơn đồng. Những kim loại đó cũng mềm dẻo, dễ dàng dát mỏng. Tuy nhiên, do giá thành quá cao nên chỉ được sử dụng trong những chi tiết rất nhỏ và quan trọng (trong các bảng mạch, trong CPU máy tính, trong các con chip).
Ngoài đồng, nhôm cũng là một loại dây dẫn điện phổ biến. Nhôm rẻ hơn đồng, nhưng đồng thời nhôm cũng dẫn điện kém hơn đồng. Trong các động cơ, người ta vẫn sử dụng dây nhôm cách điện làm dây quấn mô tơ. Khá khó để phân biệt mô tơ quấn bằng dây đồng hay nhôm, vì phía bên ngoài có một lớp sơn cách điện mỏng. Tuy nhiên, nhôm nhẹ hơn đồng. Do đó, mô tơ quấn bằng dây nhôm sẽ nhẹ hơn quấn bằng dây đồng.
Để thí nghiệm các hiện tượng liên quan đến điện (1 chiều) hoặc từ. Minilab sử dụng dây đồng có quét lớp sơn cách điện.
Đèn cồn là dụng cụ dùng để đốt và đun nóng dùng trong phòng thí nghiệm bởi nhiệt độ ngọn lửa vừa phải, cháy đều, an toàn và gọn nhẹ.
Đèn cồn được làm từ nhiều chất liệu như thuỷ tinh và inox nhưng phổ biến vẫn là đèn cồn thuỷ tinh. Đèn cồn thuỷ tinh với thiết kế bầu tròn, phần nắp bằng nhựa và tim đèn cồn đi kèm.
Các thí nghiệm và hoá chất yêu cầu nhiệt độ ngọn lửa vừa phải để không làm hỏng phản ứng thí nghiệm nên đèn cồn là sản phẩm phù hợp để dùng trong môi trường phòng thí nghiệm vì tính chất an toàn và dễ kiểm soát.
Thường có các cỡ 100ml, 150ml và 250ml.
Trong bộ thí nghiệm Minilab, chúng ta sử dụng đèn cồn cỡ trung (150ml). Sử dụng đèn cỡ nhỏ thì không đủ cồn để đốt cho những thí nghiệm cần đốt lâu, còn cỡ đại thì lại quá dư cồn, lãng phí không cần thiết.
Ngoài ra, chú ý không nên đổ đầy cồn vào đèn, chỉ đổ khoảng 2/3 đèn cồn. Không được nghiêng đèn, cồn sẽ bị đổ ra, có khả năng gây cháy. Thí nghiệm với đèn cồn khá nguy hiểm nên cần có sự đồng ý của phụ huynh, và cần có phụ huynh bên cạnh, không di chuyển đèn cồn khi đèn đang cháy.
Cần sử dụng bao tay dày để nhấc kiềng, lưới sau khi thí nghiệm để tránh bỏng tay.
Đèn pin, một ứng dụng của việc chuyển hoá điện năng thành quang năng. Gồm pin, bóng led và gương hội tụ. Đèn pin được sử dụng phổ biến trong cuộc sống.
Minilab sử dụng đèn pin loại nhỏ, dùng cho các thí nghiệm về quang học.
Đèn pin này còn có thể sử dụng trong trường hợp bạn cần soi đường. Ánh sáng vừa phải, độ bền cao và có khả năng kháng nước tiện lợi.
Nhấn nút MODE khi nó biến thành chế độ hẹn giờ đếm thời gian thể thao, nếu nó không hiển thị 0, nhấn nút START để dừng thời gian đếm. Nhấn nút SET để đặt lại. Sau đó nhấn nút START để xem bộ đếm giờ thể thao, nhấn nút START lần nữa để dừng (giống như START / STOP); nhấn nút SET để đặt lại.
Chế độ hẹn giờ đếm kép:
Nhấn nút START để bắt đầu đếm giờ, nhấn nút SET để bộ nhớ hẹn giờ đếm đầu tiên (Lưu ý: khi xem thể thao dưới chế độ hẹn giờ đếm đầu tiên, thời gian bình thường khác hoạt động.), Nhấn nút SET lần nữa, nó thêm thời gian đếm đầu tiên và tiếp tục Sport watch đếm thời gian. (dưới chế độ thời gian đếm kép nhấn nút SET hai lần). nhấn nút START để dừng, nhấn nút SET để đặt lại
Đũa thuỷ tinh dùng để khuấy hoá chất, dung dịch thí nghiệm.
Khi sử dụng đũa thuỷ tinh, tránh làm rơi hoặc va chạm mạnh vào các vật cứng dễ làm gãy, vỡ đũa.
Đũa thuỷ tinh là một công cụ không thể thiếu trong mọi phòng thí nghiệm.
1. Pha trộn và khuấy:
Một trong những công dụng chính của đũa thuỷ tinh là pha trộn và khuấy chất lỏng hoặc chất rắn (dạng bột). Đũa dễ dàng hoà quyện các hợp chất lại với nhau hoặc khuấy đều các dung dịch.
2. Thích ứng nhiệt độ:
Thuỷ tinh là một chất liệu chịu nhiệt, không tác động đến chất lỏng hoặc chất rắn mà bạn đang làm việc. Điều này cho phép bạn sử dụng đũa thuỷ tinh trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau mà không cần lo lắng về sự biến đổi chất hoặc tác động độc hại đến dụng cụ.
5. Dễ vệ sinh:
Việc làm sạch đũa thuỷ tinh sau mỗi sử dụng rất dễ dàng. Chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng, sau đó để khô.
Hộp đựng bằng nhựa, để cất gọn những dụng cụ thí nghiệm.
Vì đây là bộ kit minilab, hộp đựng không phải là dụng cụ thí nghiệm, nhưng sẽ cần thiết để luyện tập tính gọn gàng, ngăn nắp trong quá trình thực hành.
Ngoài ra, cất gọn dụng cụ thí nghiệm trong hộp đựng còn có tác dụng bảo vệ và di chuyển đến nơi dùng để thí nghiệm một cách dễ dàng hơn.