Dụng cụ thí nghiệm

Kiềng nung 3 chân

Kiềng nung 3 chân

Kiềng đèn cồn 3 chân

Công dụng: Dùng để đun trong các thì nghiệm vật lý, hóa học, sinh học,... trong phòng thí nghiệm

Chất liệu: bằng thép Kích thước: cao 13cm, đường kích vòng đỡ 9cm

Xuất xứ: Việt Nam

Dùng trong lĩnh vực phòng thí nghiệm, là một phần trong bộ đèn cồn thí nghiệm bao gồm chân đèn, đèn cồn, lưới tản nhiệt và cốc đốt.

Kính lúp cầm tay

Kính lúp

Kính lúp là dụng cụ rất quen thuộc, siêu siêu quen thuộc gắn với hình ảnh các thám tử ví dụ như Shinichi Kudo hay còn gọi là Conan

conan

Kính lúp giống như kính hiển vi, dùng để phóng to các vật thể. Tuy nhiên, độ phóng to của kính hiển vi bỏ kính lúp xa vài cây số, và giá của 2 thiết bị cũng cách nhau 1 trời 1 vực.

Lưu ý: Kính lúp sẽ giảm khả năng quan sát đáng kể nếu bị xước, nên chú ý khi sử dụng.

La bàn

La ban

La bàn là dụng cụ chỉ phương hướng dựa theo từ trường của trái đất.

La bàn có từ rất lâu, nguồn gốc không rõ ràng, có tài liệu nói là Trung Quốc cổ, Ấn Độ cổ và phương Tây. Tuy nhiên, các tài liệu đều ghi nhận la bàn từ trước công nguyên.

La bàn còn là món quà đầu tiên của nhà khoa học thiên tài Ablert Einstein 

Bộ kit Minilab sử dụng la bàn siêu mini, nhưng đầy đủ chức năng, ngoài việc giúp các bạn tìm hiểu về la bàn, còn là món đồ hữu ích khi dã ngoại.

Lò xo

Lò xo

Lò xo thường ứng dụng nhiều trong đời sống như máy móc thiết bị.

Mục đích của lò xo là làm cho cơ cấu ở vị trí trở lại vị trí ban đầu như cần gạt, nắp tay nắm v.v...

Minilab sử dụng các cặp lò xo khác nhau, dùng cho các thí nghiệm về lực đàn hồi.

Tuỳ thuộc từng thời điểm, các cặp lò xo có thể khác nhau.

Lực kế

Lực kế

1.  Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.

2. Cách đo lực bằng lực kế

- Ước lượng cường độ lực cần đo.

- Chọn lực kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.

- Đối với lực kế lò xo, thoạt tiên ta phải chỉnh số 0, nghĩa là điều chỉnh sao cho khi chưa có lực tác dụng thì kim chỉ kim loại nằm đúng vạch số 0. Cho lực cần đo vào lò xo của một lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương thẳng đứng.

3. Hệ thức liên hệ giữa trọng lực và khối lượng của một vật .

P = 10m
Trong đó: 

 P : Trọng lực

Đơn vị: N (Newton)

 m : Khối lượng của vật

Đơn vị: kg (Kilogam)

Lưới đun amiăng

Lưới amiăng

Lưới đun dùng trong bộ thí nghiệm với đèn cồn. Nhằm ngăn cách đèn cồn và cốc đốt, tản nhiệt tránh làm vỡ cốc.

Tuy tên gọi là lưới amiăng, nhưng amiăng là chất gây ung thư, không còn được sử dụng nhiều. Thay vào đó người ta sử dụng bột gốm và chất kết dính.

Tam lop fibroximang

Amiăng còn có thể tìm thấy ở trong tấm lợp Fibro xi măng. Một loại tấm lợp có từ rất lâu, có giá thành rẻ, ngoài ra nó cách nhiệt khá tốt và bền nên được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi sử dụng (nhiều chuyện chút).

Lưới bao gồm lưới thép và bột gốm. Có thể có viền hoặc không viền, tuỳ vào đợt hàng.

Nam châm

Nam cham

 

Nam châm là một vật thể tạo ra từ trường. Từ trường này là vô hình nhưng chịu trách nhiệm cho tính chất đáng chú ý nhất của nam châm, tạo ra một lực kéo các vật liệu sắt từ khác, như sắt, và hút hoặc đẩy các nam châm khác. 

Nam châm được phát hiện từ rất lâu (600 năm trước công nguyên), và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Từ ngày xưa, nam châm là thành phần quan trọng trong la bàn - thiết bị chỉ phương hướng. Cùng với hải đồ, là thiết bị không thể thiếu khi đi biển.

La bàn

Có rất nhiều loại nam châm, khác nhau về kích thước, hình dáng và cả vật liệu tạo ra nam châm. 

Nam châm vĩnh cửu mạnh nhất đến thời điểm hiện tại (2023) là nam châm Neodymium, được phát minh vào năm 1982 do General Motors Corporation (Mỹ) và Sumitomo Special Metals (Nhật Bản).

Hiện nay, nam châm Neodymium chiếm khoảng 40% thị phần nam châm trên toàn thế giới. Trong ổ cứng máy tính(Ổ cứng HDD) sử dụng nam châm này.

Ngoài nam châm vĩnh cửu, chúng ta còn có nam châm điện. Nam châm điện sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ để tạo ra từ trường. Nam châm điện mạnh nhất hiện tại có thể tạo ra từ trường mạnh gấp 280.000 lần từ trường trái đất. Có thể nhấc được tàu sân bay nặng 90.700 tấn. Được chế tạo trong một thập kỷ và 24 tỷ đô la.

Central Solenoid

Trong bộ thí nghiệm Minilab, chúng ta sử dụng nam châm cơ bản để tìm hiểu về lực từ, các tính chất cơ bản của nam châm. Do đó, chúng ta sử dụng nam châm cơ bản nhất, phù hợp tiêu chí rẻ, bền, đẹp.

Nam châm chữ U

Nam cham chu U

Tương tự Nam châm chữ I, nam châm chữ U là một loại dụng cụ tạo ra từ trường. Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 nam châm là hình dạng của nó.

Đồng thời, vì hình dạng khác biệt nên từ phổ của nam châm cũng khác nhau. 

 

Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử đo chất lỏng

Giới hạn đo: -50C -> 300oC

Độ chia nhỏ nhất: 0.1C

Có 4 nút bấm tiện lợi. 

1. Nút khởi động

2. Nút chuyển đổi độ C sang độ F

3. Nút giữ kết quả

4. Nút kiểm tra nhiệt độ lớn nhất, nhỏ nhất.

Nhiệt kế sẽ tự động tắt sau 10 giây, tiện lợi và tiết kiệm pin. Ngoài các thí nghiệm, nhiệt kế có thể sử dụng để đo các loại chất lỏng khác nhau (sữa, nước nóng...) trong gia đình.

Nhiệt kế thuỷ ngân

Nhiệt kế thuỷ ngân

Nguồn gốc:

Nhiệt kế thủy ngân do nhà vật lý học Daniel Gabriel Fahrenheit (Amsterdam) phát minh vào năm 1714. Tên của ông cũng được đặt cho một đơn vị đo nhiệt độ là độ F.

Dựa vào 2 đặc điểm:

+ Thuỷ ngân nóng chảy ở nhiệt độ thường.

+ Các chất giãn nở vì nhiệt.

Cấu tạo:

Gồm 3 bộ phận:

+ Bầu chứa thuỷ ngân.

+ Ống mao dẫn: cột dẫn thủy ngân giãn nở

+ Kết quả hiển thị: các vạch số tương ứng với nhiệt độ đo được.

Nguyên lý hoạt động

Nhiệt kế thủy ngân được hoạt động trên nguyên lý giãn nở của thuỷ ngân tùy theo nhiệt độ. Thủy ngân nở ra (cột nhiệt độ tăng lên) hoặc co lại (cột nhiệt độ chạy xuống) phụ thuộc vào nhiệt độ cần đo, thang đo nhiệt độ hiển thị chỉ số tương ứng với nhiệt độ đo được.